Số 010723 – Thành lập địa điểm kinh doanh

Kính gửi Quý khách hàng,

Bên cạnh chi nhánh hay văn phòng đại diện,  địa điểm kinh doanh cũng là một trong các loại hình đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp được thành lập phổ biến tại Việt Nam. Tuỳ vào mục đích và nhu cầu kinh doanh, doanh nghiệp có thể thành lập địa điểm kinh doanh để phục vụ các kế hoạch của mình.

Để hiểu rõ hơn về khái niệm, chức năng, hoạt động và thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh theo quy định của pháp luật, xin vui lòng tham khảo bài viết này của chúng tôi. Quý khách hàng cũng có thể đọc thêm hướng dẫn về việc thành lập chi nhánhvăn phòng đại diện của chúng tôi ở các bài viết trước đây.

1. Khái niệm

Căn cứ Điều 44.3 Luật Doanh nghiệp 2020 thì địa điểm kinh doanh là “nơi doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh cụ thể”.

Theo khoản 10 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020, doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh. Doanh nghiệp được thành lập theo Luật Doanh nghiệp của Việt Nam (được gọi sau đây là “DNVN”) được phép thành lập địa điểm kinh doanh để phục vụ hoạt động của mình. Ngoài ra, pháp luật về doanh nghiệp hiện hành cho phép thành lập địa điểm kinh doanh trực thuộc chi nhánh (áp dụng đối với các chi nhánh của DNVN).

Mặc dù vậy, cần chú ý là thương nhân nước ngoài (được hiểu là những tổ chức, doanh nghiệp thành lập theo pháp luật nước ngoài) và các chi nhánh của thương nhân nước ngoài hoạt động tại Việt Nam sẽ không được thành lập địa điểm kinh doanh.

2. Phân biệt địa điểm kinh doanh và chi nhánh 

Trong các loại hình đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp thì địa điểm kinh doanh và chi nhánh đều là những đối tượng được tiến hành hoạt động kinh doanh phù hợp với lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp chủ quản. Để Quý khách hàng phân biệt được hai loại hình đơn vị phụ thuộc này, vui lòng tham khảo bảng tiêu chí đánh giá sau của chúng tôi:

Tiêu chí

Địa điểm kinh doanh

Chi nhánh (“CN”)

Căn cứ pháp lý ·       Luật Doanh nghiệp 2020;

·       Nghị định 01/2021/NĐ-CP (“Nghị định 01“).

·      Luật Doanh nghiệp 2020;

·      Nghị định 07/2016/NĐ-CP (“Nghị định 07);

·      Các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành khác có liên quan.

Đơn vị chủ quản ·       DNVN;

·       Chi nhánh DNVN.

·      DNVN;

·      Thương nhân nước ngoài theo quy định tại Nghị định 07;

·      Thương nhân nước ngoài khác theo quy định tại văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành.

Mã số hoạt động Mã số địa điểm kinh doanh là mã số gồm 5 chữ số được cấp theo số thứ tự từ 00001 đến 99999.

 

Mã số này không phải là mã số thuế của địa điểm kinh doanh[1].

·      Đối với CN DNVN:

Cấu trúc: “Mã số DNVN” –  “X”

(với X là số thứ tự đăng ký thành lập của CN, ví dụ: 001, 002, 003,…).

Mã số này đồng thời là mã số thuế của CN[2].

·      Đối với CN khác:

Theo quy định của pháp luật tại từng thời điểm.

Giấy phép hoạt động  

Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh cấp bởi Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư (“Phòng ĐKKD“)

·      Đối với Chi nhánh DNVN:

Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh do Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp.

·      Đối với CN của thương nhân nước ngoài hoạt động theo Nghị định 07:

Giấy phép thành lập chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam do Bộ Công thương cấp.

·      Đối với CN khác:

Giấy phép thành lập chi nhánh của thương nhân nước ngoài hoạt động tại Việt Nam theo pháp luật chuyên ngành.

Thời hạn hoạt động Theo thời hạn hoặc quyết định của đơn vị chủ quản. ·       Đối với CN DNVN:

Theo thời hạn hoặc quyết định của đơn vị chủ quản.

·       Đối với CN của thương nhân nước ngoài hoạt động theo Nghị định 07:

Phù hợp với Giấy phép thành lập chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam. Thời hạn tối đa là 05 năm và có thể được gia hạn nhiều lần[3].

·       Đối với CN khác:

Thời hạn theo quy định của pháp luật chuyên ngành.

Nội dung hoạt động ·      Chỉ thực hiện một hoặc một số hoạt động kinh doanh của DNVN, không được làm đại diện theo uỷ quyền.

·      Không được đứng tên trên hợp đồng kinh tế;

·      Không được đăng ký, sử dụng hóa đơn.

·      Thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của đơn vị chủ quản, bao gồm cả chức năng đại diện theo ủy quyền.

·      Được phép ký hợp đồng kinh tế;

·      Được phép sử dụng và xuất hóa đơn.

Con dấu đơn vị Không được phép sử dụng con dấu riêng Được phép sử dụng con dấu riêng.
Chế độ kế toán Hạch toán phụ thuộc vào đơn vị chủ quản  

Có thể lựa chọn giữa hạch toán độc lập hoặc hạch toán phụ thuộc vào đơn vị chủ quản

 

Thuế Thuế môn bài

 

·       Thuế môn bài;

·       Thuế Giá trị gia tăng;

·       Thuế Thu nhập doanh nghiệp;

·       Thuế thu nhập cá nhân.

Thủ tục thành lập, thay đổi thông tin đăng ký kinh doanh Hồ sơ tương đối đơn giản để thực hiện trong đa số các trường hợp. ·       Hồ sơ thành lập của một chi nhánh phức tạp hơn so với một địa điểm kinh doanh.

·       Thay đổi địa chỉ khác quận phải làm thủ tục xác nhận thuế trước khi thay đổi địa chỉ trên Giấy chứng nhận.

3. Thủ tục thông báo thành lập địa điểm kinh doanh

3.1. Trình tự thủ tục:

  • Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký theo nội dung tại Mục 3.3;
  • Bước 2: Nộp hồ sơ đã chuẩn bị tại Bước 1 đến Phòng ĐKKD nơi đặt địa chỉ của địa điểm kinh doanh thông qua Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp[1];
  • Bước 3: Nếu hồ sơ đáp ứng đủ các điều kiện, Phòng ĐKKD sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh. Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh thông báo bằng văn bản nội dung cần sửa đổi, bổ sung.

3.2. Thời hạn chấp thuận cấp phép: Trong vòng 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày nộp đầy đủ hồ sơ hợp lệ.

3.3. Hồ sơ đăng ký[2]:

STT Tài liệu Loại văn bản
1 Thông báo thành lập địa điểm kinh doanh

(theo mẫu Phụ lục II-7 kèm theo Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT)

Bản gốc
2 Giấy tờ pháp lý của người đứng đầu địa điểm kinh doanh

(Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/Hộ chiếu)

Bản sao chứng thực (Nếu sử dụng hộ chiếu nước ngoài thì phải có bản dịch công chứng)
3 Văn bản uỷ quyền cho người đại diện làm thủ tục đăng ký doanh nghiệp

(Trường hợp người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hoặc người đứng đầu địa điểm kinh doanh không trực tiếp nộp hồ sơ)

Bản gốc
4 Giấy tờ pháp lý của người đại diện thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp

(Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/Hộ chiếu)

Bản sao chứng thực

Như thường lệ, chúng tôi hy vọng Quý khách hàng thấy bài viết này hữu ích và mong muốn được làm việc với Quý khách hàng trong thời gian tới.

Trân trọng,

Công ty Luật TNHH ENT

Quý khách hàng có thể tìm đọc bản đầy đủ của Hướng dẫn pháp lý này tại đây.

—————————————————————————–

[1] Địa chỉ truy cập: https://dangkyquamang.dkkd.gov.vn.

[2] Điều 31 Nghị định 01.

[1] Điều 8.6 Nghị định 01.

[2] Điều 8.5 Nghị định 01.

[3] Điều 9.1 Nghị định 07.

This site uses cookies to offer you a better browsing experience. By browsing this website, you agree to our use of cookies.